Cứ đến gần cuối năm, khi lúa trên rẫy đã đến độ chín vàng.Trời đông cũng đang se sắt lạnh, sương trắng bồng bềnh bay trên đỉnh núi A Túc là lúc mà toàn thể dân làng dù là tộc người Pacôh, TàÔi, Cơtu hay Pa hy tất thảy họ đều náo nức chuẩn bị gạo, nếp những đồ ăn thức uống ngon nhất, thứ mặc trên người đẹp đẽ nhất để chuẩn bị đón khách quý, bắt đầu của một mùa lễ hội.
Với mục đích bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của Lễ hội Aza huyện A Lưới tổ chức bổ sung, lồng ghép làm điểm Lễ hội Aza trong dịp ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11- kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 -18/11/2014), để tôn vinh giá trị tinh hoa truyền thống dân tộc, góp phần quảng bá, giới thiệu sâu rộng vốn văn hóa đặc sắc, nét độc đáo của văn hóa các dân tộc miền núi Thừa Thiên Huế trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Góp phần phát triển du lịch A Lưới.
Chương trình:
Ngày thứ nhất:Thực hiện các nghi lễ của Lễ hội Aza
Ngày thứ hai: Thực hiện phần lễ của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Chiều: Tổ chức phần hội
Thời gian thực hiện:
– Thôn Ta roi xã A Ngo: tổ chức vào ngày 11 – 12/11/2014 (cách trung tâm thị trấn 2 km)
– Thôn Đụt xã Hồng Trung: tổ chức vào ngày 14 – 15/11/2014 (cách trung tâm thị trấn 10 km, theo hướng Đông Bắc)
– Thôn Pa ring xã Hồng Hạ: tổ chức vào ngày 15 – 16/11/2014 (cách trung tâm thị trấn 16 km, cách TP Huế 54 km)
– Thôn A Đeĕng 1 xã Bắc Sơn: tổ chức vào ngày 17 – 18/11/2014 (cách trung tâm thị trấn 5 km, theo hướng Đông Bắc)
Phần lễ
Lễ A Za đánh dấu thời điểm kết thúc của một năm làm việc cũ và mở ra một năm làm việc mới với những lo toan trong cuộc sống. Điều đặc biệt là: thời gian tiến hành lễ A Za của mỗi làng có khác nhau. Lễ A Za thể hiện sự tiếp nối truyền thống ông cha đã truyền lại, để cầu mong nương rẫy xanh tươi, mùa màng bội thu, nhà cửa bình an, mọi người trong nhà khoẻ mạnh, không ốm đau. Mong làm sao để sang năm mới có nhiều điều phát đạt, để năm mới phải no ấm, để con cái học hành tiến bộ hơn.
Những lễ vật để cúng A Za : cơm trắng, xôi, bánh aquat, nào gà, heo, vịt, dê… Ngoài những thứ đó, lễ vật có một thứ hết sức linh thiêng và không thể thiếu để thực hiện một nghi lễ trong quá trình tổ chức A Za là tânghọt – một loại hoa làm từ tre, và những tấm dzèng. Nhà nào cũng muốn mang những lễ vật quý nhất để cúng thần linh.
Các bước nghi lễ truyền thống A Za tổ chức đúng theo từ trước đến nay: Bước 1: Lễ giao ước (Mŏŏtq kâr hootq); Bước 2: Lễ tẩy rửa (a xa- a rah); Bước 3: Lễ chuẩn bị vật chất (Cha chootq); Bước 4: Lễ cúng Aza (Bayh Aza); Bước 5: Nghi lễ ăn tết Aza chung (Ngọi Aza – cha pa chung); Bước 6: Mừng lễ thành công (Krao Aza).
Phần hội A Za
Tiếp đãi khách mời tại Moòng chung của làng (nhà SHCĐ), đồng thời biểu diễn văn nghệ dân gian phục vụ khách quý bằng giai điệu pâr lư truyền thống……và nội dung khác như: Già làng của làng giao ché rượu cần cho xã ; Già làng của xã nhận lời; Già làng của xã giao ché rượu cho huyện; Người đứng đầu đại biểu huyện nhận lời.Chương trình giao lưu văn nghệ dân gian giữa khách mời và bà con trong làng bằng vũ điệu A Za….
+ Đối với phần hội Ngày đại đoàn kết: Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ; thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian của địa phương, dân tộc..
+ Sau phần lễ xong, phần hội tổ chức chung về các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi ….
Lễ hội A Za truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số của huyện A Lưới, được tổ chức thường xuyên vào dịp cuối năm khi mùa màng đã thu hoạch xong. Với những nghi thức diễn xướng qua lễ hội này đã cho thấy nét đẹp bản sắc văn hóa mà tộc người trên dãy Trường Sơn có được nó đều bắt nguồn từ những giá trị văn hóa đã bao đời nay gìn giữ, tô đậm làm đẹp thêm sáng tạo nên giá trị độc đáo hấp dẫn du khách khi đặt chân và thưởng thức chiêm nghiệm lễ hội. Trong vô vàn những văn hóa truyền thông của các dân tộc, văn hóa bản địa của các tộc người Pa côh, Tà ôi, Cơ tu đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo hấp dẫn và đầy ấn tượng.
Trước khi diễn ra lễ hội, mọi người hăng say tiến hành công việc được phân công trước. Thường là người đàn ông lên rừng tìm kiếm các loài thịt rừng như chuột rừng, ếch đá, nhộng ong hay cá suối… Phụ nữ kiếm sản vật từ măng rừng, đọt mây, đoác.. các loại lá cây rừng sử dụng chế biến các món ăn truyền thống như lấy lá đót non để làm bánh A quát, lá làm Peng, clưm, cloar .. làm dậy mùi thơm của món ăn truyền thống.
Nếu không phải là cư dân sinh sống quen thuộc với môi trường tự nhiên của rừng thì không thể nào kiếm được những thứ gia vị thơm, ngon, đặc sản đến như vậy. Sống lẻn cùng núi đá, thân thuộc cùng rừng sâu núi thẳm, ở đó mới có được, tìm về được những hương vị đầy bản sắc.
Hàng năm, khi mùa màng vừa thu hoạch xong tất cả mọi người đều tự giác đi tìm mua hoặc lên rừng tìm những đồ lễ vật để sắm hội hoặc cúng Zàng và thết đãi khách quý dự hội.
Lễ hội A-Da hay (Kârlohkumo), là lễ hội lớn và quan trọng nhất trong năm của dân tộc Pacôh. Lễ hội được định ngày cụ thể thường nhằm vào ngày 6 tháng 11 Âm lịch theo quan niệm của người Pacoh là ngày đẹp nhất trong năm gọi là “Kixay klang loh” vầng trăng tròn, sáng trong và có ý nghĩa là ngày may mắn nhất để tiến hành nghi lễ Ada (Ycha Ada) lễ ăn cơm mới.
Lễ hội bắt đầu rộn rã khi những khách mời đã đến. Khách quý đi từng đoàn thường buổi sáng mang theo nào lợn, bò (vật bốn chân) từ nhà Khơi và các con gà, vịt, cá…(vật hai chân, không chân) từ Cuda mang đến góp vui cùng lễ hội.
Khi lễ đã được tiến hành đúng theo trình tự thì là lúc phần hội được tổ chức linh đình. Hội ở đây tổ chức vui chơi hát múa, giao lưu cùng các vị khách được mời chung vui cùng con cháu trong làng. Các món ăn truyền thống đặc biệt từ các mâm cúng cũng được dọn ra tiếp đãi khách quý thưởng thức.
Lễ hội A Za truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số của huyện A Lưới, được tổ chức thường xuyên vào dịp cuối năm khi mùa màng đã thu hoạch xong.
Với những nghi thức diễn xướng qua lễ hội này đã cho thấy nét đẹp bản sắc văn hóa mà tộc người trên dãy Trường Sơn có được nó đều bắt nguồn từ những giá trị văn hóa đã bao đời nay gìn giữ, tô đậm làm đẹp thêm sáng tạo nên giá trị độc đáo hấp dẫn du khách khi đặt chân và thưởng thức chiêm nghiệm lễ hội. Trong vô vàn những văn hóa truyền thông của các dân tộc, văn hóa bản địa của các tộc người Pa côh, Tà ôi, Cơ tu đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo hấp dẫn và đầy ấn tượng.
Khám Phá Di Sản