Khamphadisan.com – Trà Vinh mãnh đất có bề dày truyền thống cánh mạng, là một trong những địa phương có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của phía Nam và trong đó Ao Bà Om là nơi mang trong mình nhiều dấu ấn huyền thoại từ thuở khai thiên lập địa của ông cha.

ao ba om tra vinh khamphadisan

ảnh: sưu tầm

Ao Bà Om còn có tên gọi khác là Ao Vuông, nằm cách trung tỉnh Trà Vinh khoảng 5km, Bên cạnh ao là ngôi chùa Âng – là ngôi chùa Khmer cổ nhất Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, và Bảo tàng văn hoá Khmer cũng được đặt ở đây. Khuôn viên của Ao Bà Om có diện tích hơn 100.000 m2, trong đó phần mặt ao chiếm gần 43.000 m2. Được bao bọc xung quanh trên bờ ao là gần gần 500 cây cổ thụ, đa số là cây sao, cây dầu có tuổi đời đến hàng trăm năm tuổi, có rễ trồi lên mặt đất thành những hình thù kỳ vĩ.

ao ba om tra vinh khamphadisan 1

ảnh: ngo_ngoc_khanh

Cho đến nay, Ao Bà Om hình thành từ khi nào vẫn là một dấu hỏi lớn, nhưng nơi đây lại có hàng chục truyền thuyết được truyền miệng từ đời này qua đời khác nói về Ao Bà Om. Trong đó, có là câu chuyện được nhiều người nhắc nhất.

Theo lời của người dân nơi đây: vùng đất Trà Vinh hằng năm cứ đến mùa hạn hán thì nước ngọt rất là khan hiếm, ruộng rẫy đều khô cằn, cây cối vàng úa. Đời sống của bà con vùng đất này lầm than khôn cùng. Có một ông hoàng trấn nhậm trong vùng đã quy tụ bà con lại để đào ao giữ nước ngọt.

ao ba om tra vinh khamphadisan 2

ảnh: Báo Kiến Thức

Cùng lúc đó, trong vùng lại xảy ra một vụ “tranh chấp” khó không lối giải quyết: đàn ông và đàn bà, ai sẽ phải đi cưới ai? Ai sẽ phải chịu mọi phí trong lễ cưới? Ông hoàng nhân dịp này đã chia ra hai bên nam nữ tổ chức một cuộc thi đào ao. Ao của bên nào đào sâu hơn, lớn hơn và xong trước thì sẽ giành thắng cuộc, bên thua sẽ phải đi hỏi cưới. Trời vừa tắt nắng, hai bên chia nhau đào ao. Bên nam thì đào ao tròn ở khu phía Tây còn bên nữ đào ao vuông ở phía Đông. Bên nữ do bà Om, một phụ nữ người Khmer chỉ huy, thấy không thể kình được sức đàn ông nên bên nữ dùng “kế”: Họ vừa đào vừa ca múa để các chàng bỏ việc mà chạy sang rình xem.

ao ba om tra vinh khamphadisan 3

ảnh: henryd.nguyen

Nửa đêm, bà Om cho chặt một cây tre thật dài, treo ngọn đèn lồng rồi đem cắm ở hướng Đông. Theo giao hẹn là khi sao Mai mọc là phải ngừng công việc, khi bên nam thấy ngọn đèn tưởng là sao Mai nên họ rủ nhau về nghỉ. Trong lúc đó bên nữ đào đến sáng và xong việc trước. Bên nam thua cuộc trong sự “tâm phục, khẩu phục”. Để nhớ ơn người phụ nữ mưu trí này, người ta lấy tên bà đặt tên ao, từ đó ao phụ nữ đào được gọi là Ao Bà Om.

ao ba om tra vinh khamphadisan 4

ảnh: thienthien.phu

Đến Ao Bà Om, du khách có thể ghé thăm chùa Angkorajaborey (chùa Âng) cổ kính được xây dựng cách đây hơn 1000 năm nằm kế bên. Ngôi chùa có kiến trúc hết sức độc đáo là nơi tu hành của các vị sư và là điểm sinh hoạt văn hóa của đồng bào khmer Nam bộ. Theo truyền thuyết chùa Âng được xây dựng từ năm 990 chủ yếu bằng tre, lá. Đến năm 1842 chùa được trùng tu lại thay bằng gỗ quý, mái lợp ngói, xây tường. Đến nay chùa được vài lần trùng tu nhưng vẫn còn giữ nét cổ kính mang đặc trưng riêng của chùa Khmer Nam bộ.

Ao Bà Om được Bộ VHTT-DL công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1994, thuộc loại hình danh lam thắng cảnh độc đáo của tỉnh Trà Vinh. Hàng năm, nơi đây hàng năm diễn ra các lễ, hội của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ như: Chol-chnam-thmay, Dolta, Ok-om-bok…

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94

3.2/5 - (9 bình chọn)