Khamphadisan.com – Hằng năm, Bình Định diễn ra rất nhiều lễ hội đặc sắc khác nhau. Là nơi hội tụ và giao thoa văn hóa nhiều dân tộc, do đó các hình thức văn hóa dân gian cũng rất đa dạng. Các lễ hội tại Bình Định thường tập trung vào mùa xuân, mang đậm sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Nội dung chính

    Lễ hội Cầu Ngư

    le hoi binh dinh

    ảnh: lehoivietnam1

    Là vùng đất biển đảo, chắc chắn không thể bỏ qua lễ hội Cầu Ngư của dân chài Bình Định. Là một trong những lễ hội chính của cư dân ven biển, hải đảo. Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu hằng năm. Lễ hội Cầu Ngư thường phải có kiệu rước, đội trống chiên, đội chèo bả trạo, hát tuồng, ban nhạc, diễn xướng…

    Làng Xương Lý hay Vũng Nồm tổ chức lễ vào mồng 10 tháng giêng âm lịch, làng Hưng Lương hay Vũng Bấc lại tổ chức ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của hai làng này.

    Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn

    le hoi binh dinh 2

    ảnh: blogdulich

    Đây là lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của Nghĩa quân Tây Sơn đã bảo vệ Tổ quốc. Lễ hội Đống Đa được diễn ra gần 2 ngày, từ chiều mồng 4 Tết đến hết ngày mồng 5 Tết âm lịch. Chương trình chiều mồng 4 Tết không có nhiều thay đổi so với hằng năm, đó là lễ tế. Với nhiều nghi lễ cổ truyền đặc sắc được tổ chức tại Bảo tàng Quang Trung và Đàn tế Trời. Còn ngày mùng 5 Tết, hằng năm sẽ có sự thay đổi tuy nhiên vẫn là ôn lại những chiến công vang dội của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Đặc biệt là chương trình trống trận Tây Sơn, biểu diễn võ thuật và thao diễn trận pháp.

    Ngoài các chương trình chính ra còn có các hoạt động văn hóa dân gian khác như đua thuyền, trò chơi dân gian, hát tuồng, hội đánh bài chòi…Đây là lễ hội tại Bình Định có sức hút đông đảo khách du lịch gần xa.

    Lễ hội Chợ Gò

    le hoi binh dinh 3 e1531817611187

    ảnh:bidiusta.vn

    Được tổ chức vào ngày mồng 1 Tết âm lịch. Lễ hội Chợ Gò diễn ra tại thôn Phong Thạnh,thị trấn Tuy Hòa, huyện Tuy Phước. Đây là lễ hội vui chơi, cầu lộc cho năm mới. Sáng sớm ngày đầu năm chợ bắt đầu nhóm họp, người dân xung quanh vùng mang các sản vật của địa phương đến bán. Đặc biệt, ở đây người bán không nói thách và người mua không trả giá. Lễ hội diễn ra nhằm trao lộc cho nhau chứ không đặt nặng tính toán mua bán.

    Lễ hội Chợ Gò đã có cách đây khoảng 300 năm. Lễ hội này được diễn ra theo ghi nhận từ xưa, hai vị tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng khi cho đóng quân ở đây đã cho họp chợ để quân sĩ vui chơi cho đỡ nhớ nhà. Và ngày nay, chợ cũng có thêm nhiều trò chơi hơn như chơi bài chòi, chọi gà, cờ tướng, kéo co…

    Lễ hội chùa Ông Núi

    le hoi binh dinh 4

    ảnh: dulichvn.org

    Cứ đúng 24 tháng giêng hằng năm, tại chùa Linh Phong (hay chùa Ông Núi) tại xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định lại diễn ra lễ hội. Khách thập phương đổ về tham dự, cầu nguyện cho năm mới ăn lành, thịnh vượng. Chùa Linh Phong là ngôi chùa rất đẹp và là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Bình Định. Đây được xem là một trong những lễ hội tại Bình Định có lượng người tham dự đông nhất.

    Lễ hội Đèo Nhông

    le hoi binh dinh 5 e1531818051414

    ảnh: HaiBinh75

    Là lễ hội được tổ chức vào ngày mồng 5 tháng giêng hằng năm tại Đèo Nhông. Lễ hội nhằm kỷ niệm chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu (1965) của lực lượng quân khu V và bộ đội địa phương. Đây là chiến thắng góp phần vào chiến thắng chiến tranh đặc biệt của địch.

    Lễ hội đua thuyền

    le hoi binh dinh 6

    ảnh: tienphong.vn

    Lễ hội được tổ chức tại Gò Bồi, thuộc thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Lễ hội diễn ra chiều mồng 2 Tết âm lịch. Đây là cuộc thi đua của 4 xã ven đầm Thị Nại là: Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng. Thuyền tham gia đua thường được thiết kế công phu với đầu rồng, trang trí nhiều hoa văn đẹp mắt. Lễ hội mang ý nghĩa cho phong trào rèn luyện sự dẻo dai phục vụ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

    Ngoài những lễ hội trên còn có rất nhiều lễ hội khác diễn ra như: Đêm hội Tháp Đôi (Mồng 2 Tết âm lịch tại di tích Tháp Đôi), lễ hội Vía Bà (17 tháng giêng, thôn Cảnh Hàng, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn), lễ hội Đổ Giàn (15 tháng 7 âm lịch các năm Tỵ, Dậu, Sửu tại thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn),…

    Hãy ghé thăm Bình Định và hòa mình vào các lễ hội đầy màu sắc tươi vui tại nơi đây.

    Có thể bạn quan tâm:

    5/5 - (1 bình chọn)