Nội dung chính

    Khamphadisan.com – Tháp Cánh Tiên được xây dựng vào thế kỷ 12, theo phong cách Bình Định và có một phần chịu sự ảnh hưởng đến từ kiến trúc Angkor Vat của người Khmer do vào thời kỳ này có sự giao lưu văn hóa thường xuyên giữa hai vương quốc Khmer và Champa.

    Tháp Cánh Tiên tọa lạc giữa thành Ðồ Bàn, thuộc làng Nam An – xã Nhơn Hậu – huyện An Nhơn cách thành phố Quy Nhơn chừng 27km về hướng Tây Bắc.

    thap canh tien binh dinh khamphadisan

    ảnh: sưu tầm

    Tháp cao 20m, mang một kiến trúc hoành tráng với những hình khối lớn gây ấn tượng từ xa: những cột ốp, những khung dọc trên mặt tường nằm giữa các cột ốp nổi lên thành từng mảng lớn khoẻ và khoắn, các vòm của các cửa giả vút cao vương lên như hình những mũi giáo khổng lồ.

    thap canh tien binh dinh khamphadisan 1 e1489823748451

    ảnh: Kiến Thức

    Khác với nhiều khu tháp Chăm khác, cách trang trí của tháp Cánh Tiên cầu kì đến mức hoàn mỹ. Các tháp được trang trí góc các tầng cuộn lại thành những khối chắc nịch, những phiến đá trang trí ở các góc tường phía trên của các tầng hình hoa lá nhô mạnh ra như những cánh tiên.

    thap canh tien binh dinh khamphadisan 2 e1489823848684

    ảnh: Kiến Thức

    Một trong những điều kỳ lạ nhất tại tháp Cánh Tiên là phần phía ngoài của cột ốp góc tường thường được ốp kín bằng những phiến đá sa thạch màu có chạm khắc những hình hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá – hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chăm.

    thap canh tien binh dinh khamphadisan 3 e1489823903821

    ảnh: Kiến Thức

    Cũng như mọi ngôi tháp truyền thống khác, tháp Cánh Tiên có cấu trúc gồm hai phần: tiền sảnhđiện thờ, hiện nay toàn bộ cấu trúc của tiền sảnh đã bị sụt lở từ lâu.

    thap canh tien binh dinh khamphadisan 4 e1489823955350

    ảnh: Kiến Thức

    Qua những hiện vật điêu khắc ít ỏi được phát hiện được tại tháp Cánh Tiên, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là đền thờ cả ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo là BrahmaSivaVisnu.

    thap canh tien binh dinh khamphadisan 5 e1489824015344

    ảnh: Kiến Thức

    Trong số những tháp cổ Chăm Pa còn lại ở Bình Định, tháp Cánh Tiên không chỉ là một trong những kiến trúc còn được khá nguyên vẹn, mà còn thuộc nhóm những cụm tháp ít được thấy trong lịch sử kiến trúc Chăm là khu đền chỉ có một tháp. Mặc dù chỉ có một tháp đơn lẻ nhưng hình dáng, cấu trúc của tháp Cánh Tiên lại không hề khác với những ngôi tháp vuông nhiều tầng đều được xây bằng gạch vào loại lớn của Champa.

    thap canh tien binh dinh khamphadisan 6 e1489824097195

    ảnh: Kiến Thức

    Cấu trúc một tháp của tháp Cánh Tiên là một hiện tượng rất lạ của kiến trúc đền tháp Champa xưa, nên tòa tháp này hẳn phải đóng một vai trò đặc biệt trong đời sống tôn giáo ở kinh thành Vijaya thời đó. Theo các nhà nghiên cứu cho biết: “Về khía cạnh tôn giáo, tháp Cánh Tiên có vị trí gần giống như đền núi Bayon nằm giữa đô thành Angkor Thom của vương triều Angkor ở Campuchia cùng thời. Kiểu kết cấu của đô thành Angkor Thom đã có ảnh hưởng tới các vua chúa Chămpa khi xây dựng đô thành Vijaya”.

    Có thể bạn quan tâm:

    binhqb94(Tổng hợp)

    Theo: Báo điện tử Kiến Thức

    5/5 - (1 bình chọn)