Khamphadisan.com – Trong suốt thời kỳ hưng thịnh của mình, vương quốc Chăm-Pa đã để lại cho hậu thế rất nhiều công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật, trở thành những di sản vô giá cho ngày nay, một trong số đó, tháp Chàm Poshanư được xem là công trình chứa nhiều tinh hoa kiến trúc của người Chăm cổ nhất.

thap poshanu binh thuan khamphadisan

ảnh: vanyulyul

Nhóm đền tháp Chăm Poshanư (Phố Hài) được xây dựng từ thế kỷ 9, thuộc phong cách Hòa Lai – đây là một trong số nhiều phong cách nghệ thuật cổ của Chăm-pa ngày xưa. Khi mới xây dựng, tháp Chàm Poshanư được xem là công trình vĩ đại và là biểu tượng của Vương quốc Chăm-pa thời đó.

thap poshanu binh thuan khamphadisan 1

ảnh: marimgs

Hiện nay, cụm tháp Poshanư cổ vẫn đang còn được lưu giữ khá nguyên vẹn và nổi bật nhất trong những di tích của người Chăm còn sót lại ở Bình Thuận như: tháp Bà Châu Rế (Hàm Phú – Hàm Thuận Bắc), tháp Pôdam (Phú Lạc – Tuy Phong). Tháp Poshanư nằm cách trung tâm Tp.Phan Thiết khoảng 7km về hướng đông bắc, ở đồi Bà Nài thuộc phường Phú Hải.

thap poshanu binh thuan khamphadisan 2

ảnh: binhmop

Tháp Poshanư còn có nhiều tên gọi khác nhau như: Po Sah Inư hay tháp Chăm Phố Hài và đã được Bộ VHTT-DL xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1991. Với những đường nét nghệ thuật kiến trúc truyền thống tinh tế và độc đáo, dấu ấn thời kỳ phát triển hưng thịnh của vương quốc Chăm-pa vẫn còn được lưu giữ rõ nét trên công trình kiến trúc tiêu biểu này.

Mục đích xây dựng ban đầu của tháp Chàm Poshanư là để thờ phụng thần Shiva. Sau này, người Chăm xây dựng thêm nơi thờ công chúa Pôshanư, là con gái vua Po Parachanh vào khoảng thế kỷ 14.

thap poshanu binh thuan khamphadisan 3

ảnh: sưu tầm

Điều đầu tiên mà bạn thấy hấp dẫn khi đến với thăm tháp Chàm Poshanư chính là kiến trúc độc đáo của nơi đây. Cụm di tích tháp này mang đậm phong cách kiến trúc Hòa Lai, được xây bằng gạch đỏ và được gắn kết bởi một chất kết dính rất đặc biệt, các cửa tháp có hình vòm cuốn, hình dáng tháp thu nhỏ dần khi lên cao, bề mặt được chạm khắc nhiều hoa văn tinh tế.

Lối kiến trúc này còn được bắt gắp ở nhiều công trình, di tích cổ khác của người Chăm như: tháp Po Dam, tháp Hòa Lai, thánh địa Mỹ Sơn… Được xem là tuyệt tác của người Chăm, cụm tháp Poshanư bao gồm: một tháp chính và 2 tháp phụ, tất cả đều là tháp vuông nhiều tầng. Còn nhiều tháp khác đã sụp đổ do thời tiết và chiến tranh nay chỉ còn là đống tàn tích.

thap poshanu binh thuan khamphadisan 4

ảnh: allenfoocy

Nơi đây cũng gắn liền với những câu chuyện cổ trong đó có chuyện tình sắt son của công chúa Poshanư. Tương truyền: “tháp Chăm được xây dựng lên để tưởng nhớ về mối tình của công chúa Pôshanư và lãnh chúa Po Sahaniempar. Theo truyền thuyết dân tộc Chăm, lịch sử ra đời của Tháp gắn liền với chuyện tình đầy hạnh phúc nhưng cũng rất thương đau của công chúa Poshanư và lãnh chúa Po Sahaniempar. Trải qua nhiều trở ngại của luật tục tôn giáo, công chúa đã quyết định se duyên cùng lãnh chúa. Nhưng em trai công chúa không muốn chị mình kết hôn cùng người ngoại tộc nên đã bày mưu chia rẽ đôi vợ chồng. Trong một lần hành hương về, Po Sahaniempar không thấy vợ chờ đón, hiểu nhầm rằng Poshanư đã phản bội mình nên bỏ về phía nam. Poshanư lặn lội đi tìm chồng để giải thích, khi đến Núi Ông – Tánh Linh thì tìm được chồng, nhưng lúc này ông đã yêu một người con gái dân tộc Raglây tên là Chargo. Cuối đời, Poshanư đã sống một mình ở Bianneh”.

Nhằm tưởng nhớ và tôn vinh về mối tình nặng nghĩ và công ơn của công chúa Poshanư đã tận tình hướng dẫn người dân trọt, khai rẫy, trồng bong dệt vải, dạy người dân những quy tắc ứng xử, giao tiếp tiến bộ… người Chăm đã tạc tượng Bà và thờ trong tháp.

Chính vì thế, hàng năm những lễ nghi tôn giáo quan trọng nơi này đều được diễn ra ở tháp Chàm Poshanư. Trong đó có lễ hội lớn nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn là Katê. Hàng năm, có hàng ngàn người hành hương khắp mọi nơ đều rủ nhau về đây để cầu xin Bà ban cho một mùa ấm no, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94 (Tổng hợp – biên tập)

4/5 - (1 bình chọn)