Khamphadisan.com – Chùa Tây An hay còn gọi là Tây An cổ tự từ lâu đã được xem như là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu giữa kiến trúc cổ Việt Nam và Ấn Độ và là một điểm đến của  nhiều du khách vừa tham quan và chiêm bái đức phật.

chua tay an chau doc an giang khamphadisan

ảnh: vietnamtourism

Chùa Tây An còn có gọi khác là Chùa Tây An Núi Sam hay Tây An cổ tự, đây là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam (thuộc phường Núi Sam – Tp.Châu Đốc – tỉnh An Giang). Chùa do Tổng đốc Nguyễn Nhật An làm quan dưới đời vua Minh Mạng (1820) cho xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo như lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi trở về sẽ cho dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam.

chua tay an chau doc an giang khamphadisan 1

ảnh: vietnamtourism

Nằm tọa lạc trên nền cao, thoáng rộng, phía sau có núi Sam đứng sừng sững như bức bình phong nổi bật lên với màu xanh thẫm. Điểm ấn tượng nhất của chùa là mặt chính với ba ngôi cổ lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nhưng hài hòa.

chua tay an chau doc an giang khamphadisan 3

Chùa được xây theo lối chữ “tam”, có lối kiến trúc kết hợp giữa phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc Việt. Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như: gạch ngói, xi măng. Trước cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính, bên trong cổng là một sân chùa nhỏ có một cột phướn cao tầm 16 m.

chua tay an chau doc an giang khamphadisan 4

Khu mặt tiền chùa, ở giữa là có tháp thờ Phật cao hai tầng, tầng trên là tượng Phật đứng giữa lầu cao, mái tròn cong, đỉnh nhọn như các tháp xưa ở Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng phía dưới có các hộ pháp trấn giữ, phía trước còn có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng.

chua tay an chau doc an giang khamphadisan 5

Khu vực chính điện là dãy nhà rộng, gồm hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền sàn được lát gạch bông. Hai bên có lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh đều được trang trí các tượng tứ linh (long – lân-quy – phụng). Đại hồng chung ở lầu chuông được đúc vào năm Tự Đức thứ 32 (1879).

chua tay an chau doc an giang khamphadisan 6

Trong chính điện có tất cả khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ như: tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế,… Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, đều chạm trổ rất công phu và tỉ mĩ, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra, nơi này còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.

chua tay an chau doc an giang khamphadisan 7

Điểm ấn tượng nhất của chùa là chính điện với ngôi tháp chính có nóc tròn hình củ hành, giống những đền chùa ở Ấn Độ, đỉnh tháp chính được trang trí rất cầu kỳ. Hai bên tháp chính là hai ngọn tháp có phần dưới vuông giống như kiến trúc chùa tháp Việt, phần đỉnh lại mang dáng dập kiểu Ấn Độ.

chua tay an chau doc an giang khamphadisan 8

Bốn cột tháp ở tầng dưới có các tượng hộ pháp được tạo hình theo phong cách Ấn Độ. Phía trước chính điện có tượng hai con voi: Bạch tượng và hắc tượng, nhiều người khi đến thăm chùa đều muốn được một lần được sờ vào tượng voi để cầu may mắn.

chua tay an chau doc an giang khamphadisan 9

Mặc du màu sắc sặc sỡ nhưng lại hài hòa là một dấu ấn khác của kiến trúc Ấn Độ tại chùa Tây An. Ngoài ra, chùa Tây An còn có rất nhiều hoành phi và câu đối, được chế tác mang đậm lối thuần Việt. Có thể coi chùa Tây An là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Chùa Tây Anđã được Bộ VHTT-DL xếp hạng là di tích “kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” vào ngày 10/7/1980; và đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận đây là “ngôi chùa có kiến trúc kết hợp phong cách nghệ thuật Ấn Độ và kiến trúc cổ dân tộc đầu tiên tại Việt Nam“.

Có thể bạn quan tâm:

binhqb94

5/5 - (1 bình chọn)