Vua Khải Định là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, ngài tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo (còn có tên là Nguyễn Phúc Thuấn ), là con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Tiên Cung Dương Thị Thục (Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu). Ngài sinh ngày mồng 01 tháng 09 năm Ât Dậu (08/10/1885).

Năm 1906 ngài được phong tước là Phụng Hoá Công. Sau khi vua Duy Tân đi an trí tại đảo Réunion, triều đình Huế và người Pháp lập ngài lên ngôi vào ngày 17 tháng 04 năm Bính Thìn (05/1916), lấy niên hiệu là Khải Định. Vua Khải Định trị vì đất nước trong bối cảnh thực dân Pháp đã bình định hầu hết các cuộc khởi nghĩa và ra sức tổ chức khai thác tài nguyên khoáng sản của nước ta, đồng thời đặt ra nhiều thứ thuế để vơ vét, triều đình Huế không có thực quyền đối nội cũng như đối ngoại.

langvuakhaidinh

Năm 1922 nhà vua thực hiện chuyến công du sang Pháp dự hội chợ (đấu xảo thuộc địa) tại Merseille, nhân chuyến đi này nhà vua muốn vận động các dân biểu trong quốc hội Pháp và giới báo chí yêu cầu Pháp nới lỏng quyền thống trị, thực hiện đúng hiệp định Giáp Thân (1884), nước Pháp chỉ là nước bảo hộ, nhưng việc chẳng thành. Tuy nhiên, trong chuyến đi này cũng đã giúp vua Khải Định nhận ra phương pháp làm việc của triều đình Huế đã quá lỗi thời, đồng thời thấy rõ tình hình thế giới thay đổi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tương lai đất nước.

Đặc biệt trong thời gian ở Pháp vua Khải Định đã đi thăm nhiều nơi và choáng ngợp cũng như hâm mộ các công trình kiến trúc của phương Tây. Nhà vua đã có nhiều quan niệm nhận thức mới, từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc kiến trúc cũng như trang trí mỹ thuật tại lăng của vua cũng như các công trình xây dựng và trùng tu tại Huế. Năm Giáp Tý (1924) vua lâm bệnh, nhưng trong năm này lễ Tứ Tuần Đại Khánh của nhà vua vẫn được tổ chức hết sức long trọng. Qua năm Ất Sửu (1925), bệnh tình trở nên trầm trọng, vua Khải Định băng hà, thọ 41 tuổi.

KIẾN TRÚC XÂY DỰNG LĂNG.

Sau 04 năm xem xét tham khảo các bản tấu trình của các thầy địa lý cho việc chọn đất xây dựng lăng, vua Khải Định đã quyết định chọn núi Châu Chữ (nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy) để xây dựng sơn lăng cho mình. Sau khi ngự xem địa cuộc nhà vua đã cho đổi tên núi Châu Chữ thành núi Ứng và đặt tên công trình là Ứng lăng. Ứng lăng tọa lạc trên ngọn đồi cao, nhìn về hướng Tây – Nam. Lấy núi Tứ Tượng xa xa phía trước làm“tiền án”, bên trái là núi Kim Sơn làm “Thanh Long”( rồng xanh), bên phải có dãy núi Chóp Vung làm“Bạch Hổ” (hổ trắng). Ngay sát dưới chân núi trước mặt Ứng lăng có dòng suối Châu Ê chảy từ trái sang phải là nơi tích phúc tụ lộc cho con cháu tạo nên yếu tố“Minh đường” chầu vào lăng vua trong quan niệm yếu tố phong thủy. Núi Châu Chữ vừa là “hậu chẩm”, vừa là mặt bằng của lăng.

Cấu trúc lăng xây hình chữ nhật chạy thoai thoãi lên đồi cao, có chiều dài là 118m và chiều ngang 50m, được phân bố theo một trục dọc với 127 bậc cấp chia thành 05 tầng sân, trên mỗi tầng cấp đi lên đều có xây thành bậc đắp hình con rồng.

Ứng lăng có diện tích nhỏ khiêm tốn nhưng lại là lăng xây cao nhất, tốn kém nhất và kéo dài thời gian xây dựng nhất (từ năm 1920-1931) trong 07 khu lăng của triều Nguyễn. Để làm nên công trình đồ sộ và tráng lệ này, vua Khải Định đã cho sử dụng những vật liệu có tính bền vững, ngoài đá Thanh, đá cẩm thach, gạch, vôi lấy từ trong nước, vua còn đặt mua sắt, thép, xi măng, ngói Ác Đoa từ Pháp về ; đồng thời bộ Công của triều đình còn cho những đoàn thuyền buôn sang tận Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản mua đồ sành sứ, thủy tinh màu còn nguyên vẹn, sau đó đập vỡ, cắt để trang trí thành những bức phù điêu nổi ở Thiên Định Cung. Ứng lăng được xây dựng dưới sự chỉ huy của tiền đô thống phủ Lê Văn Bá cùng các nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như: Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Duyệt Cửu Sùng… và để có kinh phí xây dựng lăng của mình, vua Khải Định đã xin chính phủ bảo hộ tăng thuế điền.

Lăng vua Khải Định là sự kết hợp hài hòa giữa những dòng kiến trúc Đông -Tây, Á – Âu, Kim -Cổ, xung quanh lăng được thiết kế những thanh thánh giá như hàng rào của các nhà thờ Thiên Chúa Giáo, bên cạnh là những tọa sen của nhà Phật. Cổng chính của lăng chia thành 03 lổi ra vào với những trụ cổng hình tháp (ảnh hưởng từ Ân Độ giáo), hệ thống của sắt mang đậm nét kiến trúc phương Tây.

1. Sân chầu – nhà bia

Bước vào cổng chính uy nghi là tầng sân thứ nhất, hai bên có hai nhà Tả Hữu trực phòng, là nơi thờ tự các quan văn võ (tuy nhiên hai công trình này chưa từng được sử dụng), hiện nay tại hai công trình này Trung tâm BTDT cố đô đã cho trưng bày bức ảnh tư liệu, mô hình sa bàn nhỏ về kiến của Ứng lăng để tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu về một số hoạt động cũng như lễ đám tang của vua Khải Định.

Tầng sân thứ hai có nhà Bi đình, phía trước có dựng cửa Vũ môn được xây theo kiến trúc mỹ thuật của Nho giáo, lấy từ điển tích“ Cá chép vượt vũ môn”. Nhà Bi Đình (hay còn gọi là nhà bia) được xây theo kiểu bát giác, bốn mặt trổ cửa vòm xây theo lối kiến trúc Roman của Pháp, bên trong nhà dựng tấm bia đá “Thánh Đức Thần Công’’ do vua Bảo Đại dựng để ghi công đức của vua cha mình là vua Khải Định. Trước sân Bái Đình hai bên trái và phải thiết đặt tượng các quan văn quan võ , binh lính, ngựa voi được làm chia thành bốn hàng, theo nguyên tắc“tiền văn, hậu võ”,“tiền mã , hậu voi”.

city tour hue e1471682569276

Những bức tượng này góp phần tăng thêm sự uy nguy và sống động trong khu lăng. Cuối sân chầu là hai trụ biểu cao trên 10m, chóp trụ có kiến trúc Turstupa Ấn Độ, bốn góc của trụ biểu trang trí hoa văn ảnh hưởng phong cách mỹ thuật kiến trúc Hy Lạp. Hai trụ biểu này được ví như hai ngọn đuốc sáng soi đường dẫn lối cho linh hồn nhà vua về với cõi vĩnh hằng.

2.Thiên Định Cung

Cung Thiên Định là công trình chính nằm ở vị trí cao nhất và quan trọng nhất của lăng, được xây dựng vô cùng công phu và tinh xảo, là nơi mà những người thợ được gởi gắm và phô diễn tài năng của mình. Cung Thiên Định nhìn như một tòa lâu đài tráng lệ, ở tiền sảnh các ô hộc trang trí hoa văn chữ hình chữ “triện” và mặt “hổ phù”. Phía trên cửa chính của cung đề ba chữ “Thiên Định Cung”. Hai bên trang trí 04 câu đối: – Hai câu phía gian bên trái: Phiên âm: “ Tứ diện hiến kỳ quan, phong cảnh biệt khai vũ trụ. Ức niên chung vượng khí, giang sơn trường hộ trừ tư”. Dịch nghĩa: Bốn mặt dâng hiến kỳ quan, phong cảnh mở ra một vũ trụ biệt lập. Muôn năm hun đúc nên vượng khí, núi sông giúp đõ mãi hoài.

Hai câu phía gian bên phải: Phiên âm: “ Phong cảnh vô biên vạn trạng, thần kỳ thiên tác hợp Giang sơn hữu chủ thiên thu phúc, ấm địa lưu dư’’. Dịch nghĩa: Trong phong cảnh rộng mênh miing có nhiều hình trạng đẹp tuyệt vời do trời cho hợp lại. Núi sông có chủ, ngàn năm ơn trạch của tổ tiên để lại cho con cháu ở dưới đất này rất nhiều.

Cung Thiên Định là tòa nhà có kết cấu 03 gian, gian ở giữa là Khải Thành Điện, nơi đặt án thờ và chân dung của vua Khải Định, hai bên là nhà Tả Hữu trực phòng dành cho lính hộ lăng. Sau án thờ là Huyền Cung (mộ của vua), bên trong cùng là khám thờ nơi thiết đặt bài vị của vua Khải Định. Toàn bộ điện Khải Thành hoa văn trang trí gần như phủ kín các mảng tường, những hoa văn hay những phù điêu được sắp đặt trong các ô hộc hình vuông, hình chữ nhật; nằm dọc nằm ngang rất sinh động (hoa văn đắp nổi lên một mặt, loại hình nghệ thuật này gọi là “Phù điêu”). Bằng đầu óc thông minh, sự chọn lọc tinh tế cùng đôi bàn tay khéo léo, những người thợ Việt Nam thời bấy giờ đã biến cung Thiên Định trở thành biểu tượng, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh màu. Nội dung các bức tranh thể hiện quan niệm “Tam giáo đồng đường” của vị vua trong việc cai trị đất nước.

Những điển tích cổ miêu tả về quy luật thiên nhiên của trời đất hay các vật dụng hiện đại như: đồng hồ báo thức, vợt tennic…ngoài ra trên các mảng tường ở phần mộ và hậu điện đều trang trí nhiều chữ “Phúc”, chữ “Vạn”, chữ “Thọ” được cách điệu hóa bằng cả chục hình thức khác nhau, khi thì hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, khi thì Cung Thiên Định là tòa nhà có kết cấu 03 gian, gian ở giữa là Khải Thành Điện, nơi đặt án thờ và chân dung của vua Khải Định, hai bên là nhà Tả Hữu trực phòng dành cho lính hộ lăng. Sau án thờ là Huyền Cung (mộ của vua), bên trong cùng là khám thờ nơi thiết đặt bài vị của vua Khải Định.

Toàn bộ điện Khải Thành hoa văn trang trí gần như phủ kín các mảng tường, những hoa văn hay những phù điêu được sắp đặt trong các ô hộc hình vuông, hình chữ nhật; nằm dọc nằm ngang rất sinh động (hoa văn đắp nổi lên một mặt, loại hình nghệ thuật này gọi là “Phù điêu”). Bằng đầu óc thông minh, sự chọn lọc tinh tế cùng đôi bàn tay khéo léo , những người thợ Việt Nam thời bấy giờ đã biến cung Thiên Định trở thành biểu tượng, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh màu. Nội dung các bức tranh thể hiện quan niệm “Tam giáo đồng đường” của vị vua trong việc cai trị đất nước.

Những điển tích cổ miêu tả về quy luật thiên nhiên của trời đất hay các vật dụng hiện đại như: đồng hồ báo thức, vợt tennic…ngoài ra trên các mảng tường ở phần mộ và hậu điện đều trang trí nhiều chữ “Phúc”, chữ “Vạn”, chữ “Thọ” được cách điệu hóa bằng cả chục hình thức khác nhau, khi thì hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, khi thì Cung Thiên Định là tòa nhà có kết cấu 03 gian, gian ở giữa là Khải Thành Điện, nơi đặt án thờ và chân dung của vua Khải Định, hai bên là nhà Tả Hữu trực phòng dành cho lính hộ lăng. Sau án thờ là Huyền Cung (mộ của vua), bên trong cùng là khám thờ nơi thiết đặt bài vị của vua Khải Định. Toàn bộ điện Khải Thành hoa văn trang trí gần như phủ kín các mảng tường, những hoa văn hay những phù điêu được sắp đặt trong các ô hộc hình vuông, hình chữ nhật; nằm dọc nằm ngang rất sinh động (hoa văn đắp nổi lên một mặt, loại hình nghệ thuật này gọi là “Phù điêu”). Bằng đầu óc thông minh, sự chọn lọc tinh tế cùng đôi bàn tay khéo léo , những người thợ Việt Nam thời bấy giờ đã biến cung Thiên Định trở thành biểu tượng, đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh màu. Nội dung các bức tranh thể hiện quan niệm “Tam giáo đồng đường” của vị vua trong việc cai trị đất nước.

Những điển tích cổ miêu tả về quy luật thiên nhiên của trời đất hay các vật dụng hiện đại như: đồng hồ báo thức, vợt tennic…ngoài ra trên các mảng tường ở phần mộ và hậu điện đều trang trí nhiều chữ “Phúc”, chữ “Vạn”, chữ “Thọ” được cách điệu hóa bằng cả chục hình thức khác nhau, khi thì hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, khi thì lăng vua Khải Định lại không như vậy. Trước đây theo một số nhà nghiên cứu toại đạo dẫn vào Huyền Cung của vua Khải Định được bắt đầu ngay phía sau của nhà Bi Đình, tuy nhiên trong những năm đây căn cứ vào bộ tư liệu ảnh về đám tang của vua Khải Định, thì đường hầm toại đạo này được bắt đầu ngay từ những bậc cấp phía bên ngoài cửa chính của cung Thiên Định, chạy xuyên suốt vào cung điện và dừng ở chính vị trí trung tâm của tòa nhà. Đó là nơi an táng thi hài của nhà vua.

NỘI CUNG CỦA VUA KHẢI ĐỊNH

Theo tư liệu sử sách của nhà Nguyễn thì vua Khải Định có tiếng là người không thích phụ nữ, nhưng trong nội cung của ngài cũng có đủ Tam cung lục viện như các vua tiền triều. Trong số đông đảo các bà vợ của nhà vua, người được nhắc đến nhiều nhất là Đệ nhất giai phi họ Trương, bà Ân Phi Hồ Thị Chỉ và bà Huệ Phi Hoàng Thị Cúc.

– Bà họ Trương là ái nữ của quan đại thần Trương Như Cương, bà được cưới làm phủ thiếp khi vua Khải Định còn là ông Hoàng Phụng Hóa Công. Bà không có con, cuối đời bà lập một ngôi chùa tại độn Sấm làng ThanhThủy, huyện Thủy (cách Kinh thành Huế chừng 03km về hướng Nam) để tu thiền, lấy pháp danh là Đạm Thanh (biệt hiệu là Tuyết Nhan).

– Bà vợ thứ hai là bà Ân Phi Hồ Thị Chỉ, là con của đại thần Hồ Đắc Trung. Bà không có con, cuối đời bà chết già trong một tu viện Thiên Chúa giáo.

– Bà vợ thứ ba là Huệ Phi Hoàng Thị Cúc, bà là con gái của Thái Thường Thị Khanh Nghi Quốc Công Hoàng Tích, được vào hầu vua Khải Định khi ngài chưa lên ngôi, còn mang tước Phụng Hoá Công. Năm Quí Sửu (1913), bà sinh được Hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ ( sau này là vua Bảo Đại). Bà đã đóng góp nhiều công sức trong việc thờ tự các Liệt Thánh cũng như chu đáo sửa sang Tôn miếu trong thời kỳ vua Bảo Đại trị vì, cũng như những lúc nhà vua lưu vong tại Pháp.

Trong những năm tháng có chiến tranh, bà không hề rời bỏ Kinh đô, chẳng kể hiểm nguy ở lại để lo việc hương khói. Bà rất chiếu cố đến họ tộc và rất được bà con nể trọng. Bà tuy kiến thức học vấn chẳng nhiều nhưng lễ nghi phép tắc đúng là bậc “mẫu nghi thiên hạ”. Bà thường được tôn xưng là Từ Cung, bà mất ngày 03 tháng 10 năm Canh Thân (10/11/1980) tại Huế, hưởng thọ 91 tuổi. Lăng của bà xây bên cạnh Tư Lăng (lăng vua Đồng Khánh) thuộc vùng Dương Xuân. Bà được thờ tại nhà số 79 Phan Đình Phùng – Huế, vốn là nhà ở của bà trong một thời gian dài lúc cuối đời.

GIAI THOẠI VỀ BỨC TRANH “CỬU LONG ẨN VÂN” TRONG ĐIỆN KHẢI THÀNH CUNG THIÊN ĐỊNH.

Tương truyền: để vẽ bức tranh trần này, nghệ nhân Cửu Tánh đã phải cho kê một cái giá cao sát trần điện, sau đó miệng ngậm cây cọ cùng hai tay hai chân mỗi chi giữ một cây cọ vẽ cùng một lúc như rồng bay phượng múa. Gặp lúc vua ngự tới xem, tất cả thợ và nghệ nhân đều dừng tay, quỳ làm lễ ra mắt vua, riêng nghệ nhân Cửu Tánh vẫn nằm nguyên trên giá, có lẽ ông đã để hết tâm trạng vào bức vẽ, nên không nghe các được các lời tri hô của quân lính và thái giám kêu ông xuống lạy đức vua. Vua Khải Định đứng xem một lúc, thấy trên 05 cây cọ của nghệ nhân Cửu Tánh đang vẽ như 05 con rồng ẩn hiện sau những đám mây, sinh động hài hoà. Quả là bức hoạ rồng có một không hai. Vua hắng giọng phán: “ Cửu Tánh! Nếu như trên đời này có đến hai Cửu Tánh thì Trẫm đã lấy cái đầu ngươi rồi!”

cuulonganvan

Ảnh: Nguyễn Phong

Lăng vua Khải Định là sự kết hợp nhiều dòng kiến trúc (Đông – Tây, Á – Âu cùng cổ điển và hiện đại). Đây là lăng duy nhất trong hệ thống lăng của các vua Nguyễn được xây dựng hoàn toàn bằng các nguyên liệu của phương Tây (xi măng – sắt thép). Đặc biệt trong lịch sử triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định (1916-1925), ngòai lăng của vua ra thì một loạt các công trình khác cũng đã được thực hiện theo kiến trúc mới, hợp với sở thích của nhà vua như: cửa Chương Đức, cửa Hiển Nhơn, điện Kiến Trung, cung An Định,…đánh dấu một giai đoạn kiến trúc mới lạ trong nền mỹ thuật của Việt Nam.

Khám Phá Di Sản

5/5 - (6 bình chọn)