Khamphadisan.com – Khi các sản phẩm công nghệ ngày được quan tâm thì những làng nghề truyền thống vẫn âm thầm tạo ra giá trị của riêng mình. Làng gốm Bát Tràng đã và đang chứng minh sự tinh hoa trong làng gốm Việt. Với những sản phẩm tinh xảo, độc đáo nhưng gần gũi, gốm Bát Tràng Hà Nội là điểm hẹn của du khách mang trong mình tình yêu với những giá trị truyền thống lâu đời.
Vài nét về làng gốm Bát Tràng
Làng Gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lê. Nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là làng gốm lâu đời nhất của Việt Nam. Ngôi làng này nổi tiếng với nhiều loại gốm sứ đa dạng. Nơi đây sản xuất nhiều loại gốm sứ đa chủng loại, đa kiểu dáng. Điều thú vị nhất là bạn sẽ được ngắm nhìn các nghệ nhân làm ra các sản phẩm và còn được tự tay sáng tạo sản phẩm cho riêng mình.
Đến làng gốm Bát Tràng bằng cách nào
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội không quá xa, bạn có nhiều lựa chọn để đến với làng gốm Bát Tràng. Hãy xem một số gợi ý dưới đây nhé.
Xe bus
Vừa an toàn lại không ngại nắng, gió, xe bus là lựa chọn tuyệt vời cho chuyến đi của bạn. Chỉ 7k/lượt, mất tầm 30 phút bạn đã có mặt tại làng gốm nổi tiếng. Từ các điểm đón trong nội thành Hà Nội, bạn lên xe bus đến bến trung chuyển Long Biên. Tại đây, nhớ bắt xe 47 để đi Bát Tràng nhé.
Xe máy
Nếu bạn thích thú với việc lái xe băng qua các con đường thì xe máy là lựa chọn tuyệt vời. Từ cây cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy đi men theo sông Hồng. Cứ đi cho đến khi bạn thấy biển chỉ đường Làng gốm Bát Tràng. Không quá khó để bạn tìm đường đúng không nào.
Địa điểm tham quan tại Bát Tràng
Làng cổ Bát Tràng
Đã đến Bát Tràng, không thể không dừng chân ghé lại làng cổ Bát Tràng. Với kiến trúc độc đáo, mang vẻ cổ kính thời xưa. Làng cổ Bát Tràng đã và đang là điểm đến hấp dẫn của huyện Gia Lâm.
Tại đây, có các địa điểm lưu giữ những dấu tích thời xa xưa như nhà cổ Vạn Vân, đình làng Bát Tràng. Đặc biệt, ngôi nhà cổ Vạn Vân có tuổi đời hơn 200 năm, là tuyệt tác kiến trúc nổi bật. Là nơi trưng bày các họa tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng…từ trước thế kỷ 15.
Đình làng Bát Tràng là nơi dùng để thờ Thành hoàng. Đây là địa điểm tổ chức các lễ hội trong năm. Vào mùa lễ hội, đình làng trở nên đông đúc, nhộn nhịp và mang theo những nét đẹp văn hóa đặc trưng vùng huyện Gia Lâm.
Sân nặn gốm
Đã đến với làng gốm Bát Tràng thì phải tự mình nhào nặn gốm. Đó là một trải nghiệm thú vị tại mảnh đất tuyệt vời này. Chi phí bỏ ra cho một lần trải nghiệm là 40 – 60k/người. Bạn sẽ tha hồ thỏa sức sáng tạo khi làm bạn với đất sét và bàn xoay.
Đừng lo lắng khi bạn không điều khiển được chiếc bàn xoay này vì các nghệ nhân sẽ chỉ bảo tận tình. Sau khi hoàn thành, sản phẩm của bạn sẽ được nung đốt và đem về nhà nhé. Hãy khoe với người thân, bạn bè về kiệt tác đầu tay của mình nha.
Chợ gốm Bát Tràng
Bày bán các loại gốm sứ từ lớn đến bé với nhiều mẫu mã. Đây là địa điểm mà bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn những sản phẩm độc đáo với kiểu trang trí bắt mắt. Bạn có thể chọn những món quà xinh xắn để làm quà cho người thân và bạn bè khi đến đây.
Ẩm thực tại làng gốm Bát Tràng
Dừng chân ghé lại các quan ven chợ, nếm thử các món dân dã với giá siêu mềm như: bánh sắn nướng, bánh tẻ nóng, miếng… Có một món ăn mà bạn không nên bỏ qua là:canh măng mực. Đây là món ăn truyền thống, là đặc sản của du lịch Bát Tràng.
Đến Bát Tràng và khám phá khả năng đặc biệt từ đôi bàn tay để biết thêm những giá trị của bản thân. Hòa mình vào sự cổ kính nơi làng cổ, thưởng thức món ngon đậm đà hương vị quê hương. Còn chừng chờ gì mà không đến Hà Nội và ghé lại làng gốm Bát tràng nổi tiếng ấy.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nghiệm du lịch Hà Nội tự túc, siêu chi tiết từ A – Z
- Thăng Long Tứ Trấn – Tứ đại trấn chốn kinh kỳ
- Cafe đường tàu thu hút du khách nước ngoài khi đến Hà Nội
Linh Linh