Khamphadisan.com – Khu du di tích (KDT) lịch sử Nam Kỳ Khởi Nghĩa tại huyện Châu Thành – tỉnh Hậu Giang, là nơi tưởng niệm ghi dấu công lao to lớn về cuộc khởi nghĩa Nam Bộ đã từng làm long trời lở đất diễn ra cách đây 76 năm về trước đã mãi mãi đi ào lịch sử vẻ vang của cả nước nói chung, người dân Nam bộ nói riêng.

khu di tich khoi nghia nam ky khamphadisan

ảnh: sưu tầm

Trước năm 1940, người dân Phú Hữu (nay đã chia thành 4 đơn vị hành chính mới bao gồm: xã Phú Hữu – Phú Hữu A – Phú Tân – thị trấn Mái Dầm) luôn bị áp bức, bốc lột dã man. Lúc này phong trào đấu tranh của một số địa phương đang lên cao như: Cần Thơ, Trà Ôn (Vĩnh Long) đã góp phần tác động lớn đến các tầng lớp ở Phú Hữu trong đó có 2 anh em Nguyễn Phước Ngoạn (còn gọi là Ba Gần) và Nguyễn Văn Phúc (Trần Duy Phước) đã trực tiếp đứng ra lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc Nam Kỳ Khởi Nghĩa ngày 23/11/1940 tại Phú Hữu.

khu di tich khoi nghia nam ky khamphadisan 1

ảnh: sưu tầm

Lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ đến Cần Thơ (nay đã được chia ra thành: tỉnh Hậu Giang và Tp.Cần Thơ) vào lúc 12 giờ trưa ngày 22/11/1940. Rạng sáng ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa bắt đầu nổ ra. Chi bộ xã Phú Hữu đã tiến hành vận động được khoảng 70 quần chúng yêu nước, tập hợp tại nhà bà Lụa ở ấp Ngã Lá, xã Phú Hữu kết hợp lực lượng các xã khác như: Đông Sơn, Đông Phú tiến về Quận lỵ Phụng Hiệp.

khu di tich khoi nghia nam ky khamphadisan 2

ảnh: sưu tầm

Đến 16h chiều cùng ngày, lực lượng đã tới Ngã Bảy – Phụng Hiệp đốn cây, kéo cột dây thép làm chướng ngại và đốt cầu Phụng Hiệp. Công việc đang tiến hành thì cấp trên cho rút về đánh đồn Cái Cui ở làng Đông Phú. Bọn lính ở đây nghe cộng sản nổi dậy bỏ trốn, quân khởi nghĩa liền kéo về chiếm Nhà Việc làng Phú Hữu. Bọn tề, làng bỏ chạy tán loạn, quân khởi nghĩa trương cao băng, cờ, khẩu hiệu kêu gọi nhân dân đứng lên cướp chính quyền, giành lại ruộng đất, đả đảo thực dân phong kiến. Sau đó, đoàn người kéo đi biểu tình thị uy với gươm, giáo, tầm vông, áp đảo tinh thần bọn địa chủ của vùng.

khu di tich khoi nghia nam ky khamphadisan 3

ảnh: sưu tầm

Theo ông Lê Văn Tỏ, ngụ xã Phú Hữu nhớ lại: …lúc đó khí thế của Việt Cộng và người dân phấn khởi lắm, trống, mõ đánh rền vang, nhà nhà nô nức kéo nhau tham gia biểu tình, tụi Việt gian chạy có cờ, súng ống, quần áo, giày vớ “ quăng” tứ tung. Vui hết biết.

Sau tin nhân dân tại Phú Hữu nổi dậy, bọn địch ở Trà Ôn do tên quận trưởng Chỉ tiến hành đưa quân đến đàn áp cuộc khởi nghĩa rất dã man, rất nhiều cán bộ lãnh đạo nòng cốt của cuộc khởi nghĩa và quần chúng yêu nước đã bị bắt, bị kết án tù chung thân đày raCôn Đảo.

khu di tich khoi nghia nam ky khamphadisan 4

ảnh: sưu tầm

Mặc dù cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Phú Hữu tuy không giành thắng lợi, do tình thế cách mạng chưa chín muồi nhưng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh, báo hiệu cho sự cáo chung của chế độ thống trị, là cuộc diễn tập quan trọng để Đảng bộ Cần Thơ lúc bấy giờ rút ra bài học kinh nghiệm quí giá, tổ chức cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi vẻ vang sau này.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940 ở Phú Hữu, mãi mãi là điểm son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng dân tộc. Vào ngày 25/01/1991 Bộ VHTT-DL đã công nhận nơi đây là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Nội dung chính

    Có thể bạn quan tâm:

    binhqb94(Tổng hợp – biên tập)

    Theo: Thư viện tỉnh Hậu Giang

    5/5 - (1 bình chọn)