Khamphadisan.com – Cồn Hến là vùng đất bồi ra giữa sông Hương phía tả (Trái) của Kinh thành Huế, cũng chia sông Hương ra làm hai nhánh. Nhánh phía Đông là ranh giới giữa phường Vĩ Dạ và Cồn Hến, nhánh phía Tây là ranh giới giữa Cồn Hến và phường Phú Cát. Theo thuật phong thuỷ ngày xưa, Cồn Hến đựơc xem là “Tả Thanh Long” cùng với Cồn Dã Viên là “Hữu Bạch Hổ” của Kinh thành Huế.
ảnh: sưu tầm
Theo sách Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An, cồn Hến từng được tả như: “một cù lao xinh đẹp”, khởi thuỷ gọi là cồn Soi. Khi xưa, hai khe nước giữa cồn phù sa lấp cạn, tôm cá rất nhiều, đêm đêm người đến đây soi, đơm bắt, đèn đuốc sang rực cả một góc trời, cái tên này cũng bắt nguồn từ những hoạt động chài lưới sống bằng nghề soi cá tôm ban đêm.
anh: Cao Anh Tuấn
Cái tên Cồn Hến sau này mới được đặt, xuất phát bởi hình dáng của cù lao này nhìn từ trên cao xuống trông “hao hao như con hến”. Nhưng có người lại bảo tên gọi ấy là bởi người dân ở đây chuyên làm nghề cào hến, người ta lấy luôn tên nghề này để đặt cho mãnh đất này.
ảnh: sưu tầm
Vào năm 1805, vua Gia Long cho khởi dựng Kinh thành Phú Xuân, các thầy địa lý dựa theo thuật phong thuỷ, và đã lựa chọn Cồn làm yếu tố “Tả Thanh Long” – nằm bên trái, trước Kinh thành cùng với Cồn Dã Viên là yếu tố “Hữu Bạch Hổ”, nằm bên phải. Cũng trong việc xây dựng Kinh thành, 8 xã thuộc phạm vi quy hoạch đã phải di dời, cồn Hến chính là nơi tái định cư của dân xã Phú Xuân từ đó cộng đồng dân cư Cồn Hến đông thêm, “xứ cồn cạn” này trở thành một đảo nhỏ trù phú.
Vào đời vua Thiệu Trị, hến đã được người dân đem bán phổ biến tại kinh thành và đã trở thành món ăn dân dã được nhiều người ưa thích. Để vua có bữa ăn ngon miệng, một hôm, đầu bếp trong cung đã chế biến cho vua một món ăn khác lạ. Khi dâng lên, vua Thiệu Trị nếm thử, và tấm tắc khen ngon, bèn hỏi về lai lịch món này. Người đầu bếp tâu rằng, do đôi vợ chồng sinh sống đầu tiên ở Cồn Hến làm ra.
ảnh: sưu tầm
Ngạc nhiên về món ăn lạ này, vua đã lệnh cho lính đưa đi du ngoạn ở Cồn Hến. Từ đó, nhà vua cũng có những ưu tiên đặc biệt dành cho người dân sinh sống trên đây, đồng thời khuyến khích người dân bắt hến để dùng trong các bữa ăn như là đặc sản của đất kinh thành.
ảnh: dulichvietnam 360
Sau lần đó, “hến” đã trở thành một món ăn đặc sản và không thể thiếu hàng ngày của các bậc vua chúa và quản thần trong cung. Khi được biết việc cào, bắt hến vô cùng cực nhọc, nên nhà vua mới có chỉ dụ miễn thuế cho nghề cào hến. Và đây cũng là một trong những nghề hiếm hoi không vào thời bấy giờ không phải nạp thuế cho triều đình.
ảnh: sưu tầm
Nghề cào hến và chế biến hến vẫn được truyền – nối và phát triển, trong một thời gian dài đây là nghề chính của cư dân cồn Hến. Nhưng nghề hến hiện nay đang dần mai một. Một trong những nguyên nhân chính là hến ở khu vực cồn cũng như nhiều khu vực lân cận ở sông Hương đã không còn nữa, do nạn khai thác cát trái phép đã làm ảnh hưởng đến địa chất, thuỷ văn và môi sống… khiến cho hến cùng nhiều loài thuỷ sinh dần thưa vắng, rồi cạn kiệt… Một gia đình vẫn giữ nghề những hàng ngày phải đi mua gom hến từ nhiều nơi khác, có khi rất xa.
ảnh: sưu tầm
Cồn Hến cũng là nơi nổi tiếng bởi bắp (ngô) ngon. Ngô nơi này thường ngon hơn những nơi khác ở Huế. Cồn Hến được xem như là một “đảo ẩm thực” với các món đặc sản liên quan đến hến và tiêu biểu là món cơm hến, các món từ bắp trồng trên cồn – tiêu biểu đó là món chè bắp, cùng với các loại bánh khác… Rất nhiều món ẩm thực ở các nhà hàng, quán rong xuất phát từ nơi đây.
Nếu bạn đã có dịp đến với mãnh đất Cố đô Huế thì hãy xuối dòng Hương Giang về với Cồn Hến đế được khám phá và được thưởng những đặc sản đã gắn liền với mãnh đất cồn này nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Đến Huế thăm làng cổ Phước Tích
- Cồn Dã Viên – “Hữu Bạch Hổ” của kinh thành Huế
- Cầu Trường Tiền – “chiếc lược ngà” trên dòng Hương Giang
binhqb94