khamphadisan.com Đàn Nam Giao là nơi được nhà vua làm Lễ tế trời thường diễn ra vào mùa xuân hàng năm, đàn được xây dựng vào năm 1806 dưới thời vua Gia Long, cách kinh thành Huế khoảng 4km về phía nam. Đây là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế và cũng là đàn tế duy nhất còn tồn tại ở Huế.

đàn nam giao - khamphadisan

ảnh: Tổng cục du lịch

Đàn Nam Giao thuộc phường Trường An, thành phố Huế. Lễ tế Đàn Nam Giao là một nghi thức được xếp vào hàng Đại tự (tức lễ lớn), là nghi lễ quan trọng của triều Nguyễn, chỉ có nhà vua mới có quyền làm lễ tế giao. Dưới triều đại nhà Nguyễn, lễ tế giao được tổ chức mỗi năm một lần và kéo dài đến 3 ngày. Từ sau đời vua Thành Thái đến năm 1945, lế tế trời được tổ chức 3 năm 1 lần. Đến thời vua Bảo Đại, thời gian lễ tế trời rút lại chỉ còn một ngày.

đàn nam giao - khamphadisan

ảnh: april_sunshine

Đàn Nam Giao có diện tích khoảng 10ha, khuôn viên có diện tích khoảng 265m x 390m, bao gồm ba tầng, xây chồng lên nhau, quay mặt về hướng Nam. Tầng thứ nhất là hình vuông tượng trưng cho người dân, vòn lan can được sơn màu đỏ.

Tiếp đến là tầng thứ hai với màu vàng, hay còn gọi là Phương đàn, tầng này vòng lan can được tô màu vàng tượng trưng cho đất.

đàn nam giao

Tầng trên cùng hay còn được gọi là Viên đàn được xây dựng theo hình tròn vòn lan can được tô một màu xanh tượng trưng cho trời cao khoảng 2 thước có đường kính 9 trượng 6 thước, nền cao 7 thước. Bốn phía được xây bậc lên xuống, ba mặt bắc, tây, đông xây 9 cấp, mặt nam xây 15 cấp.

Kiến trúc của Đàn Nam Giao phản ánh rõ quan niệm về vũ trụ trong văn hóa phương Đông: Thuyết Tam tài (Thiên, Địa, Nhân); Trời tròn, đất vuông; Thiên thanh, địa hoàng.

đàn nam giao - khamphadisan

ảnh: vincentdvm

Xung quanh còn có các công trình phụ như Trai Cung (dành cho vua nghỉ ngơi vài ngày để chay tịnh trước khi tế), Thần khố (nhà kho), Thần trù (nhà bếp) và một số công trình phụ khác bằng gỗ, lợp tranh chỉ dựng lên trong những ngày tế lễ.

đàn nam giao - khamphadisan

Ngoài ra, trong khuôn viên đàn Nam Giao còn có Thần khố là kho cất giữ đồ tế khí, Thần trù là nhà bếp chuẩn bị đồ tế lễ, nằm ở phía đông bắc của Giao đàn. Các công trình này ngày nay đều không còn. Lễ tế Nam Giao được coi là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ. Đây là lễ tế Trời Đất, nhằm khẳng định tính chính thống của triều đại, uy quyền của Hoàng đế tuân theo mệnh trời mà cai trị dân chúng, chỉ nhà vua mới có quyền thực hiện. Theo sử sách, vua Gia Long lần đầu tiên tổ chức lễ tế đàn Nam Giao vào ngày 27/3/1807.

đàn nam giao

Trong suốt 79 năm độc lập của nhà Nguyễn, đàn Nam Giao luôn là nơi tổ chức nghi thức tế Giao đều đặn vào mùa xuân hàng năm. Từ năm 1886 – 1890, triều đình Huế không tổ chức lễ tế Giao. Bắt đầu từ năm 1891, cứ ba năm một lần, vua Nguyễn lại đến tế Trời Đất ở đàn tế. Lễ tế cuối cùng của triều Nguyễn tại đây là vào ngày 23/3/1945.

Năm 1993, đàn Nam Giao nhà Nguyễn nằm trong danh mục 16 di tích có giá trị toàn cầu nổi bật được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Năm 1997, đàn được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia và được trùng tu tôn tạo bước đầu.

đàn nam giao

Mùa Festival Huế năm 2004, lần đầu tiên sau gần 60 năm, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phục dựng lại lễ tế Nam Giao ở đàn Nam Giao triều Nguyễn và đây tiếp tục là điểm nhấn trong các mùa Festival Huế nhiều năm sau.

Có thể bạn quan tâm:

Cẩm Tài

3.7/5 - (3 bình chọn)