Khamphadisan.com – Thế Miếu còn được gọi là Thế Tổ Miếu là nơi thờ phụng của các vị vua triều Nguyễn. Trước kia, nơi này từng là Hoàng Khảo Miếu – miếu thờ thân sinh của vua Gia Long là ông Nguyễn Phúc Côn.

the to mieu dai noi hue khamphadisan 1

ảnh: tpham

Vào năm 1821, Hoàng Khảo Miếu đã được di dời về phía bắc khu hoàng thành chừng 50m để nhường lại vị trí để xây Thế Tổ Miếu thờ vua Gia Long và Hoàng Hậu. Thế Tổ Miếu được xây dựng trong vòng 2 năm (1821 – 1822), lúc ban đầu nơi này chỉ dành để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế vì thế nơi này mới có tên gọi Thế Tổ Miếu. Về sau trở thành nơi để thờ tất cả các vị vua của triều Nguyễn.

the to mieu dai noi hue khamphadisan

ảnh: sưu tầm

Tọa lạc trong khuôn viên hình chữ nhật có tổng diện tích khoảng 2ha. Khu nhà chính gồm có 9 gian và 2 chái kép, khu nhà trước gồm 11 gian 2 chái đơn, được nối liền nhau bởi vì vỏ cua (đây lối kiến trúc “Trùng điệp ốc” đặc trưng của kiến trúc cung đình Huế giống với Điện Thái Hòa), được chạm trổ rất tinh tế. Phần ngói trước kia từng được lợp ngói ống lưu li vàng ngày nay đã thay bằng ngói âm – dương với đỉnh nóc gắn liền thái cực được trang trí bằng pháp lam rực rỡ.

the to mieu dai noi hue khamphadisan 2

ảnh: cungphuot

Hiện nay, ngoài án thờ của vua Gia Long và 2 Hoàng hậu được đặt ở gian giữa, thì những án thờ của các vị vua còn lại đều theo nguyên tắc xưa là “tả chiêu, hữu mục” để sắp đặt. Tuy nhiên, theo gia pháp của họ Nguyễn, những vị vua bị coi là “xuất đế” và “phế đế” sẽ không được thờ trong Thế Miếu, chính vì thế trước năm 1958, bên trong Thế Tổ Miếu chỉ có 7 án thờ của các vị vua sau:

  1. Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vua Gia Long) và 2 vị Hoàng hậu: Thừa Thiên và Thuận Thiên được đặt gian chính giữa.
  2. Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (vua Minh Mạng) và Hoàng hậu ở gian tả nhất (gian thứ nhất phía bên trái, tính từ gian giữa).
  3. Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (vua Thiệu Trị) và Hoàng hậu ở gian hữu nhất (gian thứ nhất phía bên phải, tính từ gian giữa).
  4. Dực Tông Anh Hoàng Đế (vua Tự Đức) và Hoàng hậu ở gian tả nhị (gian thứ hai phía bên trái).
  5. Giản Tông Nghị Hoàng Đế (vua Kiến Phúc) ở gian hữu nhị (gian thứ hai phía bên phải).
  6. Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế (vua Đồng Khánh) và Hoàng hậu ở gian tả tam (gian thứ ba phía bên trái).
  7. Hoằng Tông Tuyên Hoàng Đế (vua Khải Định) và Hoàng hậu ở gian hữu tam (gian thứ ba phía bên phải).

Đến tháng 10/1958, án thờ của 3 vị vua yêu nước vốn từng bị liệt vào hàng xuất đế là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân đã được Nguyễn Phúc Tộc rước vào thờ ở Thế Tổ Miếu. Hiện nay án thờ vua Hàm Nghi được đặt ở gian tả tứ (gian thứ tư phía bên trái). Án thờ của vua Thành Thái được đặt ở gian tả ngũ (gian thứ năm phía bên trái), còn án thờ vua Duy Tân được đặt ở gian hữu tứ (gian thứ tư phía bên phải). Còn những án thờ của vua: Dục Đức, Hiệp Hòa và Bảo Đại đến nay vẫn chưa có mặt trong Thế Tổ Miếu.

the to mieu dai noi hue khamphadisan 3

ảnh: Hoàng Quang Hà

Phía bên ngoài Thế Tổ Miếu, trước mặt là một chiếc sân rộng được lát bằng gạch Bát Tràng. Trên sân được đặt một hàng 14 chiếc đôn đá, bên trên đặt các chậu sứ trồng hoa. Hai bên sân còn lại có một đôi kỳ lân bằng đồng, cuối sân là chín chiếc đỉnh đồng to lớn còn gọi là Cửu Đỉnh. Tiếp theo là những công trình khác như: Hiển Lâm Các với 3 tầng cao vút. Tả Vu và Hữu Vu, nơi thờ các công thần của triều Nguyễn.

the to mieu dai noi hue khamphadisan 4

ảnh: tpham

Trong tổng số 5 ngôi miếu thờ được xây dựng bên trong Hoàng thành bao gồm: Thái Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu và miếu Phụng Tiên, thì Thế Tổ Miếu chính là khu miếu thờ bề thế và được qui hoạch đẹp nhất. và đây cũng là khu vực thờ tự còn nguyên vẹn và nhất của triều Nguyễn cho đến ngày nay.

Nội dung chính

    Có thể bạn quan tâm:

    binhqb94

    5/5 - (1 bình chọn)